Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ - TƯƠNG LAI KHÔNG XA


Chính phủ điện tử - Tương lai không xa
Mạng TSLCD là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sử dụng phương thức truyền mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS). Kết nối mạng tại tất cả các đơn vị đều sử dụng cáp quang tốc độ 100/1000Mbps; các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an ninh, an toàn và tính dự phòng cao, cho phép hoạt động thông suốt 24 giờ/7 ngày. Trên cơ sở hạ tầng tiên tiến và đồng bộ, mạng TSLCD đáp ứng tốt rất nhiều dịch vụ như: Truyền hình hội nghị; truy cập Internet tốc độ cao; cho thuê chỗ đặt máy chủ (Hosting); kết nối mạng riêng ảo; truy nhập từ xa (Remote Access IP VPN); truyền hình Internet  chất lượng cao (IPTV)… Trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục cung cấp thêm nhiều dịch vụ trên hạ tầng mạng TSLCD như: thoại qua IP; các dịch vụ dữ liệu và dịch vụ trên nền IPv6...
Với công nghệ tiên tiến của mạng TSLCD, từ tháng 10/2007 đến nay, Bưu điện Trung ương đã phục vụ nhiều phiên họp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước; các buổi họp giao ban trực tuyến của Chính phủ, các bộ, ban, ngành với các địa phương trên phạm vi toàn quốc với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí; đóng góp tích cực vào thành công của nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tiêu biểu như ngày 31/3/2009, thông qua mạng TSLCD, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã họp trực tuyến qua cầu truyền hình với lãnh đạo 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là cuộc họp  đầu tiên của Chính phủ tổ chức qua cầu truyền hình với số lượng điểm cầu lên tới 64 điểm. Ngày 2/12/2009, thông  qua mạng TSLCD tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đàm thoại qua hệ thống truyền hình trực tuyến với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki-Mun tại New - York (Hoa Kỳ) v�lãnh đạo một số quốc gia về chủ đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Mới đây nhất, mạng TSLCD đã góp phần tích cực trong công tác thông tin phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc Họp giao ban trực tuyến của Quốc hội với 63 điểm cầu trên cả nước...
Dự kiến trong giai đoạn 2012-2014, mạng TSLCD sẽ tiếp tục mở rộng kết nối tới hơn 11.000 xã, phường trên cả nước; phấn đấu đến năm 2015, 100% xã, phường được kết nối vào mạng TSLCD, tạo nên một mạng thông tin liên lạc thông suốt, hiệu quả giữa Trung ương với tất cả các địa phương. Dự án sẽ góp phần tạo tiền đề cho quá trình thực hiện cải cách hành chính, hướng tới việc xây dựng chính phủ điện tử trong tương lai không xa.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bưu điện Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và triển khai mạng TSLCD cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ảnh: Ngọc Ninh 
Đến dự và phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Tập đoàn VNPT và Bưu điện Trung ương đã đạt được trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mạng TSLCD. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển, ứng dụng CNTT nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng rộng rãi CNTT trong người dân, trong doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Trong đó, Mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước là một trong những Dự án quan trọng nhất nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin của đất nước”. Cũng theo Phó Thủ tướng, giai đoạn 2 của Dự án đã cơ bản hoàn thành tốt việc kết nối giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và mục tiêu cho giai đoạn 3 là làm sao để từ hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên dùng này, có thể mở rộng để phục vụ nhu cầu kết nối của hàng chục triệu người dân với các cơ quan Đảng, Nhà nước. Phó Thủ tướng cũng đề nghị, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Bộ TT&TT cần sớm ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách thúc đây việc triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; các hệ thống thông tin CSDL chuyên dùng nhằm đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả cao CNTT vào công tác quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước; nâng cao hiệu quả khai thác của mạng TSLCD; xây dựng các nguyên tắc cho việc triển khai ứng dụng trên hạ tầng mạng chuyên dùng và nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, điều hành mạng một cách hiệu quả nhất. Tập đoàn VNPT và Bưu điện Trung ương cần tích cực quảng bá về tiện ích dịch vụ mạng tới các khách hàng là cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp; chủ động hơn nữa trong việc đề xuất các ứng dụng có thể triển khai trên mạng; phối hợp với khách hàng triển khai sử dụng mạng TSLCD với hiệu quả cao.
Nhân dịp này, Bưu điện Trung ương đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong xây dựng và triển khai Mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.

VNPT Khai trương mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước


Khai trương mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước
Cập nhật ngày: 22/03/2012
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức khai trương mạng Truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Sự kiện khai trương được thực hiện truyền hình trực tuyến với sự tham gia của 63 điểm cầu tại UBND và VNPT các tỉnh, thành phố trên cả nước thông qua chính mạng TSLCD này.
Đến dự Lễ Khai trương có Uỷ viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cùng đại diện các bộ, ban, ngành trung ương.
63 tỉnh/thành chung một kết nối
Mạng TSLCD l�Dự án về Viễn thông – Công nghệ thông tin có quy mô toàn quốc, có ý nghĩ lớn về chính trị, kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong việc đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời, chính xác   và an toàn trong mọi tình huống, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước tới các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (đứng giữa), Bộ trưởng Bộ TT&TT  Nguyễn Bắc Son (đứng bên phải) và Chủ tịch Hội đồng thành viên của VNPT Phạm Long Trận (bên trái) bấm nút khai trương mạng Truyền số liệu chuyên dùng. Ảnh: Ngọc Ninh
Xuất phát điểm của Dự án là chủ trương của Đảng và Nhà Nước về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, theo tinh thần chỉ đạo tại văn bản số 104-CV/TW ngày 12/11/2002 của Trung ương. Ngày 19/2/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra văn bản số 228/CP-CN giao Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam mà trực tiếp là Bưu điện Trung ương xây dựng và quản lý, vận hành mạng TSLCD với băng thông lớn, tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng và Chính phủ xuống các địa phương trong cả nước.
Từ năm 2007, Bưu điện Trung ương trực tiếp triển khai thực hiện Dự án này với 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất hoàn thiện hệ thống truyền số liệu từ cơ quan Đảng, Chính phủ đến các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành trên toàn quốc. Giai đoạn hai thực hiện từ năm 2009 với mục tiêu hoàn thiện mạng truyền số liệu từ UBND các tỉnh, thành đến các sở, ban, ngành, quận, huyện và Giai đoạn ba sẽ triển khai đến cấp xã phường trên toàn quốc.
Đến nay, sau một thời gian vận hành thử nghiệm, mạng TSLCD của các cơ quan Đảng và Nhà Nước đã hoàn thành 2 giai đoạn đầu tiên và chính thức đi vào hoạt động với ba Trung tâm quản lý mạng đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM cùng với thiết bị truy nhập tại các bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước (bao gồm cả các cơ quan Đảng và chính quyền), kết nối thông tin tới tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện. Trong đó, kết thúc Giai đoạn 1, đã có 220 đơn vị được kết nối vào mạng TSLCD, gồm 92 cơ quan Đảng, Nhà nước tại Trung ương và cơ quan đại diện tại Đà Nẵng, Tp.HCM; 128 đơn vị UBND tỉnh/thành, tỉnh ủy/thành ủy của 64 tỉnh, thành. Giai đoạn 2 đã mở rộng kết nối mạng TSLCD đến 3.517 điểm tại tất cả các cơ quan sở, ban, ngành, quận, huyện, thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Qua khảo sát tại 63 tỉnh/thành trên toàn quốc, tỉ lệ các đơn vị sử dụng mạng TSLCD trên tổng số các đơn vị đã triển khai tương ứng là: miền Bắc 81%, miền Trung 67%, miền Nam 66%.
Ngay tại Lễ khai trương, thông qua truyền hình trực tiếp trên mạng TSLCD, các cơ quan Nhà nước tại các điểm cầu địa phương đã có dịp giao lưu, chia sẻ thông tin về việc ứng dụng các dịch vụ trên nền mạng TSLCD tại địa phương mình trong thời gian qua. Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng Phạm Kim Sơn cho biết, Đà Nẵng một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng mạng TSLCD. Sau gần 2 năm triển khai, các cơ quan Đảng, Nhà nước tại Đà Nẵng đều đánh giá cao vai trò của mạng TSLCD trong việc kết nối tất cả các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện; tạo ra môi trường thông suốt trong việc truyền tải dữ liệu với chất lượng và tốc độ băng thông cao, bảo đảm được tính bảo mật thông tin. Còn tại Cà Mau, tỉnh cực Nam của Tổ quốc với địa hình sông nước, giao thông đi lại khó khăn, mạng TSLCD đã góp phần tích cực trong việc trao đổi thông tin liên lạc giữa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Giám đốc Sở TT&TT Cà Mau Võ Quốc Việt cho biết, hiện Cà Mau đã ứng dụng nhiều dịch vụ tiên tiến của mạng TSLCD như Hội nghị truyền hình, dịch vụ dữ liệu trong lưu chuyển hồ sơ công việc giữa các sở, ban, ngành thành phố; xây dựng website, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước tại địa phương… Ông Võ Quốc Việt cũng bày tỏ mong muốn Dự án sớm được triển khai tới các cấp xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Cà Mau.
Chính phủ điện tử - Tương lai không xa
Mạng TSLCD là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sử dụng phương thức truyền mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS). Kết nối mạng tại tất cả các đơn vị đều sử dụng cáp quang tốc độ 100/1000Mbps; các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an ninh, an toàn và tính dự phòng cao, cho phép hoạt động thông suốt 24 giờ/7 ngày. Trên cơ sở hạ tầng tiên tiến và đồng bộ, mạng TSLCD đáp ứng tốt rất nhiều dịch vụ như: Truyền hình hội nghị; truy cập Internet tốc độ cao; cho thuê chỗ đặt máy chủ (Hosting); kết nối mạng riêng ảo; truy nhập từ xa (Remote Access IP VPN); truyền hình Internet  chất lượng cao (IPTV)… Trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục cung cấp thêm nhiều dịch vụ trên hạ tầng mạng TSLCD như: thoại qua IP; các dịch vụ dữ liệu và dịch vụ trên nền IPv6...
Với công nghệ tiên tiến của mạng TSLCD, từ tháng 10/2007 đến nay, Bưu điện Trung ương đã phục vụ nhiều phiên họp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước; các buổi họp giao ban trực tuyến của Chính phủ, các bộ, ban, ngành với các địa phương trên phạm vi toàn quốc với chất lượng cao, tiết kiệm chi phí; đóng góp tích cực vào thành công của nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Tiêu biểu như ngày 31/3/2009, thông qua mạng TSLCD, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã họp trực tuyến qua cầu truyền hình với lãnh đạo 63 tỉnh, thành trong cả nước. Đây là cuộc họp  đầu tiên của Chính phủ tổ chức qua cầu truyền hình với số lượng điểm cầu lên tới 64 điểm. Ngày 2/12/2009, thông  qua mạng TSLCD tại điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc đàm thoại qua hệ thống truyền hình trực tuyến với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki-Mun tại New - York (Hoa Kỳ) v�lãnh đạo một số quốc gia về chủ đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Mới đây nhất, mạng TSLCD đã góp phần tích cực trong công tác thông tin phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc Họp giao ban trực tuyến của Quốc hội với 63 điểm cầu trên cả nước...
Dự kiến trong giai đoạn 2012-2014, mạng TSLCD sẽ tiếp tục mở rộng kết nối tới hơn 11.000 xã, phường trên cả nước; phấn đấu đến năm 2015, 100% xã, phường được kết nối vào mạng TSLCD, tạo nên một mạng thông tin liên lạc thông suốt, hiệu quả giữa Trung ương với tất cả các địa phương. Dự án sẽ góp phần tạo tiền đề cho quá trình thực hiện cải cách hành chính, hướng tới việc xây dựng chính phủ điện tử trong tương lai không xa.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Bưu điện Trung ương vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và triển khai mạng TSLCD cho các cơ quan Đảng và Nhà nước. Ảnh: Ngọc Ninh 
Đến dự và phát biểu tại Lễ khai trương, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân biểu dương và ghi nhận những kết quả mà Tập đoàn VNPT và Bưu điện Trung ương đã đạt được trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mạng TSLCD. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển, ứng dụng CNTT nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, ứng dụng rộng rãi CNTT trong người dân, trong doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Trong đó, Mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước là một trong những Dự án quan trọng nhất nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin của đất nước”. Cũng theo Phó Thủ tướng, giai đoạn 2 của Dự án đã cơ bản hoàn thành tốt việc kết nối giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước và mục tiêu cho giai đoạn 3 là làm sao để từ hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên dùng này, có thể mở rộng để phục vụ nhu cầu kết nối của hàng chục triệu người dân với các cơ quan Đảng, Nhà nước. Phó Thủ tướng cũng đề nghị, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Bộ TT&TT cần sớm ban hành và trình Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách thúc đây việc triển khai các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; các hệ thống thông tin CSDL chuyên dùng nhằm đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả cao CNTT vào công tác quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước; nâng cao hiệu quả khai thác của mạng TSLCD; xây dựng các nguyên tắc cho việc triển khai ứng dụng trên hạ tầng mạng chuyên dùng và nghiên cứu, đề xuất phương án quản lý, điều hành mạng một cách hiệu quả nhất. Tập đoàn VNPT và Bưu điện Trung ương cần tích cực quảng bá về tiện ích dịch vụ mạng tới các khách hàng là cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp; chủ động hơn nữa trong việc đề xuất các ứng dụng có thể triển khai trên mạng; phối hợp với khách hàng triển khai sử dụng mạng TSLCD với hiệu quả cao.
Nhân dịp này, Bưu điện Trung ương đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong xây dựng và triển khai Mạng Truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Hội nghị triển khai quyết định 03/2012/QĐ-UBND


Ngày 15/06/2012, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và Viễn thông Bình Dương cùng phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai quyết định 03/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên mạng TSL chuyên dùng cho các cơ quan đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan Đảng, Bưu điện Trung ương, Chính quyền có sử dụng mạng TSL chuyên dùng.
Ông Nguyễn Quang Tuyến – Giám đốc Sở TTTT: Chủ trì Hội nghị phát biểu khai mạc Hội nghị đã báo cáo hiện trạng triển khai mạng TSL chuyên dùng cho 95 điểm thuộc các cơ quan đảng, chính quyền sử dụng và khẳng định Quyết định 03 của UBND đã tạo hành lang pháp lý bảo đảm an ninh vận hành mạng TSL chuyên dùng.
Ông Nguyễn Văn Hiệu – Giám đốc Viễn thông Bình Dương, thay mặt doanh nghiệp cung cấp mạng TSL chuyên dùng của Bình Dương hứa quyết tâm làm thật tốt nhiệm vụ, chứng tỏ VNPT xứng đáng sự tin giao của Chính phủ trong việc quản lý, vận hành, bảo dưỡng, xử lý mạng TSL chuyên dùng toàn quốc nói chung và trên địa bàn Bình Dương nói riêng. Đồng thời, được sự thống nhất của Sở TTTT và UBND tỉnh Bình Dương, Viễn thông Bình Dương sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 4, kết nối các xã, phường, thị trần (72 điểm) còn lại, dự kiến hoàn tất trong năm 2012. Thống nhất sử dụng một hệ thống là mạng TSL chuyên dùng trong việc điều hành, quản lý đảng, nhà nước trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. 
Hội nghị cũng đã nghe báo cáo đánh giá về công tác đảm bảo an toàn và an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh của đại diện Công an tỉnh Bình Dương.
Bế mạc Hội nghị Ông Nguyễn Quang Tuyến: Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đã hoan nghênh sự hỗ trợ nhiệt tình của Viễn thông Bình Dương trong thời gian qua và bày tỏ mong muốn Viễn thông Bình Dương nhanh chóng triển khai giai đoạn 4 để việc triển khai công tác giữa các ngành, các cấp trong cơ quan đảng, nhà nước trên địa bàn Bình Dương được thông suốt.
tổ Tổng hợp VTBD

BÌNH DƯƠNG KHAI TRƯƠNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG


VNPT Bình Dương khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng

VnMedia - 35 tháng trước 44 lượt xem
VNPT Binh Duong khai truong mang truyen so lieu chuyen dung
(VnMedia) - VNPT Bình Dương vừa đưa vào sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm phục vụ tốt hơn công tác trao đổi thông tin trong quản lý.
Thời gian qua, VNPT Bình Dương đã triển khai xây dựng, lắp đặt mạng cáp quang truyền số liệu chuyên dùng trên toàn tỉnh, hiện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tại 61 điểm thuộc các sở, ban ngành và 7 huyện thị xã trong tỉnh. Trong đó, mạng cáp quang có tốc độ nhanh, băng thông rộng có thể đáp ứng đầy đủ các dịch vụ chất lượng cao: Internet, Hội nghị truyền hình, kết nối mạng riêng ảo (CPTWAN),… trên nền công nghệ mạng thế hệ sau (NGN).
Việc đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng đi vào hoạt động là cơ sở then chốt để triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT (web hosting, mai hosting, triển khai Hội nghị truyền hình trực tuyến, đào tạo từ xa, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, bảo đảm an ninh thông tin,…) cho tất cả các cơ quan hành chính của tỉnh. Đây cũng được coi là tiền để cho việc xây dựng mô hình Chính phủ điện tử ở Bình Dương.
Ngoài ra, mạng truyền số liệu chuyên dùng còn giúp đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh truy nhập Internet tốc độ cao để tìm kiếm và trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý, trao đổi thư điện tử, gửi các thông báo, tài liệu phục vụ hội nghị.
Cho đến nay, VNPT Bình Dương là đơn vị có mạng lưới VT-CNTT phục vụ người dân toàn bộ 100% các xã trên địa bàn tỉnh.
Thu Hằng

KHAI TRƯƠNG MẠNG TUYỀN SỐ LIỆU TỈNH BÌNH DƯƠNG


TTĐT-Sáng 22-9, tại Hội trường C – UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, VNPT Bình Dương và Bưu điện Trung ương phối hợp tổ chức Lễ Khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Bình Dương bằng dịch vụ Hội nghị Truyền hình.
 
Tham dự buổi Lễ có ông Đinh Thế Lịch – Trưởng cơ quan đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Lý Kiệt – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Quang Tuyến - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương, ông Lê Long Thành – Giám đốc Bưu điện Trung ương, ông Võ Hồng Thanh – Giám đốc VNPT Bình Dương, cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị.
Dự án truyền số liệu mạng chuyên dụng của các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương là dự án hạ tầng truyền thông tốc độ cao, đa dịch vụ với công nghệ hiện đại, an toàn và bảo mật, cung cấp đường truyền dẫn và các cổng kết nối để liên kết các mạng nội bộ của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
 
Tại Bình Dương, dự án đã hoàn thành xong giai đoạn I kết nối từ Trung ương đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong năm 2008 và triển khai dịch vụ truyền hình hội nghị trực tuyến phục vụ điều hành của Chính phủ. Bình Dương cũng là một trong những tỉnh nằm trong tốp đầu của cả nước triển khai xong giai đoạn II của mạng truyền số liệu chuyên dùng, kết nối từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thị ủy. Đến nay, tỉnh đã khởi tạo được 50 hộp thư điện tử cho các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, 900 hộp thư cho cán bộ công chức, đặc biệt đã cấp 91 hộp thư cho UBND cấp xã. Hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đã xây dựng có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành các cơ quan Đảng và Nhà nước, đồng thời phục vụ cải các thủ tục hành chính của tỉnh đạt được mục tiêu đề ra.
 
Các dịch vụ Bưu điện Trung ương sẵn sàng cung cấp trên mạng truyền số liệu chuyên dùng bao gồm: Dịch vụ kết nối mạng riêng ảo, Dịch vụ truyền hình hội nghị, Dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ, Dịch vụ truy cập Internet. Các ứng dụng đã triển khai trên hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng tại Bình Dương gồm các dịch vụ: Dịch vụ lưu trữ Web, Thư điện tử, Hệ thống quản lý hồ sơ công chức, Hội nghị truyền hình trực tuyến điểm nối điểm, điểm nối đa điểm.
 
Tại buổi Lễ, đại diện VNPT Bình Dương, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã trình diễn thử nghiệm dịch vụ Hội nghị truyền hình trực tuyến với Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương, UBND các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng và giới thiệu hộp thư điện tử cấp cho các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, và cấp xã.
Hội nghị truyền hình trực tuyến

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông ký lưu niệm tại Lễ Khai trương


Mai Xuân

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Văn Hiệp biểu dương những nỗ lực của tập thể Sở Thông tin và Truyền thông, Viễn thông Bình Dương, Bưu điện Trưng ương trong việc tổ chức triển khai và đạt chất lượng chỉ tiêu xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ông đề nghị, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc quá trình kết nối, khai thác, sử dụng hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng; các sở, ban ngành tiếp tục cập nhật thủ tục hành chính công lên Website tỉnh để kịp thời phục vụ người dân và doanh nghiệp.

CÔNG NGHỆ ĐÀO TẠO TỪ XA HIỆU QUẢ


Ứng dụng hội nghị truyền hình cho Đào tạo Hệ giáo dục từ xa giữa Trường ĐH với các đơn vị liên kết đào tạo năm 2012
ngày 21, tháng 05, năm 2012
Ngày 18/5/2012, tại Hội trường II, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tổ chức Hội nghị Đào tạo Hệ giáo dục từ xa giữa Trường ĐHCT với các đơn vị liên kết đào tạo. Tham dự Hội nghị phía Trường ĐHCT có PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng.

Trên thế giới:
Với công nghệ truyền hình hội nghị hình ảnh (video) độ nét cao HD, video theo yêu cầu, người học và giảng viên có thể tương tác trực tiếp, dễ dàng thông qua các thiết bị điện tử. Và với khả năng tương tác trực quan sinh động chỉ với bộ thiết bị hội nghị truyền hình từ hai điểm cầu trở lên sẽ cho phép các tổ chức giáo dục cung cấp chương trình giáo dục không biên giới, chia sẻ hình ảnh, âm thanh và nội dung sắc nét theo thời gian thực giúp học viên mở rộng cơ hội tiếp cận kiến ​​thức mọi lúc mọi nơi. 
Giải pháp được áp dụng đào tạo các môn học cơ bản như triết học, kinh tế học đại cương, tư tưởng chính trị, toán học và vật lý,….với giải pháp này bất kỳ học viên nào củng có thể học với giáo viên yêu thích hay giảng viên giỏi có danh tiếng, một giảng viên giỏi có năng khiếu sư phạm và kỷ năng truyền cảm hứng cho sinh viên hiểu bài và đam mê học tập nghiên cứu thì có thế giạy một lúc trên nhiều giảng đường thông qua thiết bị hội nghị truyền hình HD với khả năng tương tác như thật.

học từ xa qua video conference

Cắt giảm ngân sách: khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã khiến Tiểu bang Kansas phải cắt giảm 250 giáo viên để giải quyết thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, cơ hội học tập cho sinh viên trong tiểu bang vẫn không bị giảm sút do số lượng lớn giáo viên tại đây phải cắt giảm nhờ phương thức đào tạo trực tuyến từ xa. Trung tâm dịch vụ giáo dục Đông Nam Kansas (Southeast Kansas Education Service Center) tại Greenbush đã trang bị cho 110 phòng học giải pháp Polycom RealPresence video HD, giúp hơn 55.000 sinh viên, nhân viên và các quản trị viên được học tập, đào tạo. Và hiệu quả được chứng minh qua một khóa học tiếng Trung Quốc tại trường, ban đầu khóa học được giảng dạy tại giảng đường chỉ với 32 sinh viên vào năm 2006 nhưng đến nay số lượng sinh viên tham gia một khóa học này hơn 1.100 học viên nhờ được kết nối giữa các giảng đường. Các sinh viên tại các khu học xá khác nhau có thể cùng đăng ký tham gia một khóa học mà không phải di chuyển
Kết nối, xóa bỏ khoảng cách: Viện Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc (KISTI) gần đây kết nối 8 khoa và các trường đại học kỹ thuật trên khắp đất nước bằng các giải pháp Polycom HD voice, video, và TelePresence. "Chúng tôi đang nhìn thấy nhu cầu tăng lên đối với các công nghệ được sử dụng trong công tác giảng dạy Chúng tôi sử dụng hiệu quả công nghệ hội nghị truyền hình từ phát sóng các bài giảng trực tiếp, và mô phỏng và các cuộc thảo luận trực tuyến video trong thời gian thực, lưu trữ các dữ liệu và tư vấn về các dự án nghiên cứu và phát triển” Tiến sĩ Haeng Jin Jang,  Giám đốc Trung tâm dữ liệu thử nghiệm Khoa học toàn cầu (Global Science Experimental Data Hub Center), KISTI cho biết.

LỢI ÍCH HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH


Lợi ích của Hội nghị truyền hình

Hội nghị truyền hình là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin, nó cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp trong cùng một hội trường. Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hội họp và hội thảo. Ngoài ra, Hội nghị truyền hình còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, y tế và chăm sóc sức khỏe.
Lợi ích
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển;
  • Tiết kiệm kinh phí;.
  • Thực hiện cuộc họp trực tuyến giữa nhiều địa điểm khác nhau;
  • Nhanh chóng tổ chức cuộc họp;
  • Lưu trữ toàn bộ nội dung cuộc họp;
  • An toàn bảo mật;
  • Chất lượng hội nghị ổn định.

CÔNG NGHỆ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH


Công nghệ

Hệ thống thiết bị họp trực tuyến hay hội nghị truyền hình là một hệ thống thiết bị điện tử (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nén (coder/decoder) âm thanh và video trong thời gian thực. Giải pháp hội nghị truyền hình dựa trên công nghệ IP với sự hỗ trợ nhiều giao thức (H.320, H.323, SIP, SCCP) cho phép triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình tiên tiến nhưng vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn.
Các thiết bị cần thiết cho một hệ thống hội nghị truyền hình bao gồm:
  • Video đầu vào: video camera hoặc webcam;
  • Video đầu ra: màn hình máy tính, truyền hình hoặc máy chiếu;
  • Âm thanh đầu vào: micro, CD/DVD, cassette player, hoặc bất kỳ nguồn nào của ổ cắm âm thanh preamp;
  • Âm thanh đầu ra: loa phóng thanh đi kèm với các thiết bị hiển thị hoặc điện thoại;
  • Truyền dữ liệu: số điện thoại mạng hoặc tương tự, LAN hoặc Internet.
Thiết bị cơ bản bao gồm:
  1. Camera - Thu tín hiệu hình ảnh.
  2. Micro - Thu tín hiệu âm thanh.
  3. DECODE - Xử lý mã hóa nhận và truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh và truyền qua đường truyền.
  4. Màn hình hiển thị - Hiển thị hình ảnh của các phòng họp từ xa.
  5. Loa - Phát tín hiệu âm thanh của các phòng họp từ xa.
  6. MCU - Thiết bị quản lý và xử lý đa điểm
  7. Lưu Trữ - Ghi lại nội dung cuộc họp.
  8. Show Present - Thường là phần mềm có chức năng trình chiếu tài liệu tại một máy tính lên hình ảnh của hội nghị.
Tùy theo từng hãng sản xuất sử dụng công nghệ khác nhau nhưng đều đi qua một số chuẩn giao thức bắt tay nhau như H:323, H:264 nên các sản phẩm của các hãng khác nhau vẫn bắt tay được với nhau.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Thi công hệ thống mạng LAN, WAN


Thi công hệ thống mạng LAN, WAN
LH: 0129 723 6888 Huy Hoàng
http://hoptructuyen.blogspot.com

Giải pháp hội nghị truyền hình hàng đầu tại Việt Nam


Các lợi ích của giải pháp Hội nghị truyền hình
Truyền hình Hội nghị  (Video Conferencing) là hệ thống truyền thông cho phép người sử dụng có thể giao tiếp với nhau bằng hình ảnh, bằng giọng nói theo giời gian thực qua hệ thống mạng LAN/WAN, Internet, PSTN...mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. 
* Tết kiệm chi phí đi lại và sinh hoạt
* Giảm thiểu thời gian triển khai
* Lưu lại toàn bộ nội dung cuộc họp
* Thông tin trong suốt, liên tục và toàn cầu
* Tăng cường sức mạnh tập thể
* Tăng cường mối quan hệ hợp tác
* Khả năng bảo mật cao
* Ứng biến tức thời, nhanh chóng xử lý các tình huống và kịp thời ra quyết định

Công trình viễn thông tại khu công nghiệp


Lĩnh vực hoạt động chủ yếu tại khu công nghiệp: Thi công lắp đặt hệ thống camera, cáp quang, tổng đài, mạng LAN, WAN,...
 
LH: Huy Hoàng 0129 723 6888, 0909 423 100
▪ Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu chính viễn thông, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình đường dây và trạm biến thế điện, công trình xử lý nước thải.

Bảo trì Sự cố đứt cáp quang Internet.


Liên hệ Mr Huy Hoàng: 0129 723 6888, 0909 423 100
Thank you,
Cập nhật: 28/03/2011 - 11:34 - Nguồn vnExpress.net
... Sáng 28/3, tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đã hoạt động bình thường trở lại sau sự cố bị ngắt kết nối từ cách đây 20 ngày. >Internet tại VN chập chờn vì đứt cáp quang biển Chiều... của các sự cố đứt cáp. Dự án cáp quang biển AAG, với chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, có chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ (AT&T). AAG có các điểm cập bờ tại Mersing... (Mỹ)... Nhánh cáprẽ vào Việt Nam có chiều dài 314 km, cập bờ tại Vũng Tàu. Hiện Việt Nam có 4 thành viên tham gia AAG gồm: FPT Telecom, VNPT, Viettel và SPT. Châu Anđứt cápcáp quang, Internet...

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Thiết kế đường mạng trục bằng cáp quang nối các tòa nhà

Liên hệ: Huy Hoàng 0129 723 6888, 0909423100
http://hoptructuyen.blogspot.com/




Trong khuôn viên của đơn vị, có 2 khu nhà, khoảng cách từ khu nhà này đến khu nhà kia có thể lên đến 2000m. Vì vậy, việc triển khai cáp mạng Cat5e UTP là không khả thi vì 2 lý do chính: 1- khoảng cách vượt quá 100m; 2- vì cáp có thể kéo ra ngoài không gian trống nên dễ bị sét đánh. Giải pháp khả thi nhất trong trường hợp này là thiết kế và triển khai bằng cáp quang, tuy nhiên kinh phí đầu tư có thể là khá cao.

Hệ thống chia thành các phần sau:


1. Cáp quang, dùng nối kết khu nhà trung tâm đến khu nhà nhánh.

Loại cáp sử dụng: FO Outdoor Multimode Cable, All-Dielectric 62.5/125, 4-core fiber
Do khoảng cách khá xa, có thể đến 2000m nên tốc độ hỗ trợ trong trường hợp này chỉ là 100Mbps với chuẩn 100Base-FX. Có 4 sợi cáp quang bên trong cáp, chỉ sử dụng 2 sợi, 2 sợi dự phòng.

Cáp quang thích hợp cho:
- Ði cáp nối các building trong một campus
- Các hệ thống backbone
- Ði cáp treo
- Ði cáp chôn trực tiếp hoặc chôn có ống bảo vệ
- Cấu trúc All-dielectric hoàn toàn không chứa chất dẫn điện, tránh bị sét đánh khi đi cáp treo

2. Đầu bấm cáp quang đấu nối vào hộp cố định sợi cáp quang.
Có thể chọn các connector sau, mỗi đầu cáp tối thiểu 2 connectors:
- LightCrimp ST-Style, Multimode, Ceramic Connector.
- Corning ST-Style, Multimode Connector.

3. Hộp đấu nối các đầu cáp quang để cố định sợi cáp quang: 4-fiber ST Duplex Wall Mount Enclosure (chọn chuẩn ST vì đầu cáp quang là ST), mỗi khu nhà 1 hộp.

4. Thiết bị chuyển mạch trung tâm Switch ở 2 khu nhà không có port nào có thể đấu nối cáp quang vào, có 2 trường hợp:
+ Cho mua Switch mới có port quang
+ Không mua mới, trang bị Converter

TH1: Trang bị Switch phù hợp có port quang theo chuẩn 100Base-FX, có thể chọn các loại Switch sau (mỗi khu 1 cái):
  • Switch 2124: A cost-effective, unmanaged 24-port switch with 10/100 auto-sensing per port and 1 open transceiver slot for a 100Base-FX uplink. ProCurve 100-FX SC Transceiver
  • Switch 2324: consists of cost-effective, unmanaged 24 and 12-port switches with 10/100 auto-sensing per port and 2 open transceiver slots for Gigabit or 100Base-FX uplinks. ProCurve 100-FX SC Transceiver
  • Switch 2500 series: Consists of cost-effective, stackable, managed 24 and 12-port switches with 10/100 auto-sensing per port and 2 open transceiver slots for Gigabit or 100Base-FX. ProCurve 100-FX SC Transceiver


TH2: Trang bị Converter: 100Base-TX to FX (Multimode, SC type, 2km) Media Converter (mỗi khu nhà 1 cái)
Cấu hình kỹ thuật:
- Comply with IEEE802.3, IEEE802.3u 10/100Base-TX, 100Base-FX Standard
- Connectors: One RJ-45 Twisted Pair, EIA568
- One Fiber-optic, SC connector
- Data Transfer Rate: TX: 100Mbps; FX: 100Mbps

5. Patch cord (cáp nhảy) nối từ hộp cáp đến Switch hoặc Converter: FO ST/SC style duplex cable assembly 62.5/125 Multimode, 3m (mỗi khu nhà 1 sợi)

Dịch vụ triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông CNTT


Hạ tầng mạng viễn thông và công nghệ thông tin là nền móng cơ bản của hệ thống thông tin vì thế công việc định hướng, thiết kế và  xây dựng hạ tầng mạng ngay từ đầu là điều hết sức quan trọng để phát triển CNTT trong doanh nghiệp.
Sự kết hợp hài hòa giữa các thiết bị mạng và các hình thức truyền dẫn tín hiệu mạng khác nhau, RiTH-Tech tự tin tư vấn, thiết kế và triển khai cho khách hàng môt hệ thống mạng linh hoạt, hiệu suất cao và dễ dàng mở rộng.

Dịch vụ triển khai cơ sở hạ tầng:
- Tư vấn, định hướng, thiết kế và triển khai cơ sở hạ tầng mạng LAN nội bộ, điện thoại, camera
- Cải tạo và nâng cao hiệu suất của hệ thống mạng hiện có

Qui trình triển khai hạ tầng:

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI  ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ MIỄN PHÍ


Điện thoại: 0129 723 6888, 0909 423 100 Mr Huy Hoàng

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Họp trực tuyến hay cầu truyền hình


Dịch vụ hội nghị truyền hình:
Còn gọi là họp trực tuyến hay cầu truyền hình là dịch vụ truyền tải tín hiệu hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép nhiều người tham dự tại nhiều địa điểm khác nhau có thể trao đổi trực tiếp bằng âm thanh, hình ảnh qua màn hình và loa.

Video Conferencing - Hội nghị truyền hình

Hội nghị truyền hình video conferencing mang lại tiện ích, hiệu quả, giảm chi phí và điều hành trực tiếp qua cầu truyền hình đối với các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Video conferencing cho phép người sử dụng hội họp, đàm phán, tương tác hai chiều với nhau trên internet.

Thiết bị đầu cuối hội nghị truyền hình


-Polycom HDX 9004: Sử dụng cho phòng họp VPCP 1 số Bộ,    Ban, Ngành
- Sony XG80: Sử dụng cho 63 UBND tỉnh, thành phố cho 1 số Bộ, Ban, Ngành